Hàng năm cứ mỗi dịp đến tháng 7 âm lịch, người Việt có tục lệ cúng cô hồn hay còn gọi là cúng chúng sinh. Sau khi cúng cô hồn cần có người giật cô hồn mới may mắn. Mong rằng qua bài viết giúp mọi người hiểu rõ và chi tiết về giật cô hồn là gì và từ đó phát huy được nét đẹp văn hoá này trong ngày rằm tháng 7 tới đây.
Theo truyền thuyết thì ý nghĩa rằm tháng 7 sinh ra là để giúp đỡ, bố thí cho những linh hồn trước chết đường chết chợ trở thành những ma đói, không có nơi để về. Chính vì thế khi ở dương gian những linh hồn này thường đi quấy rối con người, không cho họ làm ăn. Do đó mà ngày cúng chúng sinh từ đó mà ra đời. Với ý nghĩa là giúp đỡ, bố thí những ma đói để chúng không còn quấy nhiễu, gia đình mới được yên ổn làm ăn. Nếu có người giật cô hồn đồng nghĩa với việc người đó giật đi những điều không may mắn, những điều xui xẻo của gia chủ. Nhưng giật cô hồn sẽ khác hoàn toàn với việc chia phát lễ vật cúng. Cùng là việc chuyển vật cúng cho người khác nó lại mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Cũng như việc bố thí cho các linh hồn đói khát kia thì việc nếu có thể để cho những đứa trẻ nghèo giật cô hồn cũng có nghĩa là giúp đỡ cả người trần và người âm. Ngoài ra có thể thấy rằng cứ đến tháng cô hồn ngày lễ vu lan báo hiếu hàng năm không khí thường trở nên ảm đạm, mọi người thường ít đi ra ngoài vào ban đêm, vì lo rằng sẽ bị “ma trêu” nghe đến cái tên tháng cô hồn cũng đủ làm lạnh người.
Giật cô hồn là hành động giật đồ cúng lễ của gia chủ sau khi cúng xong như bánh kẹo, hoa quả, mấy khúc mía, tiền lẻ. Thường thì ngày xưa những đám trẻ con trong xóm cứ vào ngày này thường tụ tập để đi giật những đồ người ta cúng ở trên mâm. Giật cô hồn có ý nghĩa quan trọng trong quan niệm văn hóa của người Việt Nam vì đây không phải là hành động tham lam, trộm cắp mà đây chính là một hành động sẽ tạo bầu không khí vui vẻ trong tháng 7 âm lịch. Nhưng theo tâm linh thì nó lại có ý nghĩa rất lớn. Nguyên theo dân gian thì cúng cô hồn chính là cúng cho âm hồn lang thang, ma đói, xua đi xui xẻo nên việc có người giật thì xui xẻo, điều không may sẽ bị giật theo. Đặc biệt là đối với trẻ con sẽ có thêm những món đồ ăn vặt. Việc giật cô hồn cũng là việc làm tích đức cho chủ nhà vì họ mong muốn những đứa trẻ nghèo đến mang đi, giúp đỡ họ vượt qua cái đói nghèo để tích đức. Tục giật cô hồn là tục khiến không khí ảm đạm của tháng cô hồn âm lịch rộn ràng, vui vẻ hơn.
Giật cô hồn cũng là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người việt với ý nghĩa nhân văn. Việc giật cô hồn là một chuyện bình thường vào mỗi dịp tới tháng cô hồn. Nhưng mọi người có thực sự biết giật như nào cho đúng cách, đúng văn hoá. Những người đi giật cô hồn nên đến sớm trước khi làm lễ cúng và giật cô hồn sau khi gia chủ cúng xong. Không nên giật cô hồn khi gia chủ đang làm lễ bởi lúc này sẽ là tranh đồ với ma. Và cần phải “giựt cô hồn văn minh”. Ngày nay với nhiều gia đình khá giả, kinh tế phát triển, có nhiều gia đình làm lễ cúng cô hồn rất lớn, đặc biệt thường bỏ tiền vào lễ cúng. Giật cô hồn giờ không chỉ có những trẻ em nghèo mà cả người lớn cũng tham gia. Họ tranh giành để có thể giật được nhiều tiền nhất nên tục truyền thống này không còn ý nghĩa như những tinh thần nó vốn có. Trên thực tế có rất nhiều vụ việc tranh giành lộc cúng chúng sinh dẫn đến những đụng độ không đáng tiếc. Chính vì thế nếu tham gia vào giật cô hồn hãy là một người văn minh để nó trở thành những truyền thống đẹp của dân tộc ta.
Xem thêm: Những điều cấm kỵ trong tháng cô hồn