Chó là con vật thuần Việt nên người Việt xưa có tục thờ tượng chó bằng đá với ý nghĩa mang lại nhiều may mắn, xua đuổi tà ma khi canh cổng, chó đá được người Việt ở mỗi vùng thờ theo những cách khác nhau.
Trong khi Sư Tử thực chất là con vật ngoại lai thường được người Trung Quốc dùng để canh mộ. Nhưng do trong quá trình dứt đoạn văn hóa, người dân không hiểu nên sử dụng tượng Sư Tử ở các đình chùa, thậm chí dùng để chấn trước cửa các tòa nhà, Văn phòng là rất sai lầm.
Chó là biểu tượng của điềm lành, sự may mắn, tiếng sủa của nó có thể xua đuổi được ma quỷ
Theo phân tích của GS Thịnh, con Chó là biểu tượng của điềm lành, sự may mắn, tiếng sủa của nó có thể xua đuổi được ma quỷ. Một số ngôi đền ở Việt Nam thờ thần chó như: đền Cẩu Nhi ở hồ Trúc Bạch (Tây Hồ, Hà Nội), gắn với truyền thuyết vua Lý Công Uẩn dời đô lên Thăng Long, mẹ con Cẩu Nhi (con chó sắc trắng có đốm đen thành hai chữ Thiên tử) đã vượt sông Hồng đi theo, thành thần, được Vua cho dựng miếu thờ.
Người làng Địch Vĩ (Phương Đình, Đan Phượng, Hà Nội) coi những con chó đá như thần. Theo truyền thuyết, con chó đá lớn nhất này là người em quan quận công bị chết oan, trôi trên sông đến làng Địch Vĩ thì được dân làng rước vào thờ cúng và gọi là quan lớn Hoàng Thạch.
Dưới chân quan lớn Hoàng Thạch là những con chó đá nhỏ hơn, biểu thị cho quân tướng.
Chó đá ở đình Phù Trung, xã Thượng Mỗ (Đan Phượng) được đặt trên bệ thờ, coi như thần cẩu coi đình, giữ yên giấc cho 4 vị thành hoàng được thờ.
Trước phủ quận công Nguyễn Ngọc Trì (Hát Môn, Phúc Thọ) là đôi chó đá đứng canh cổng. Theo ông Toàn, người trông giữ tại đây thì phủ vốn có tổng cộng 6 con: 2 con canh đằng trước, 2 con đằng sau, 2 con ở bên hông. Qua thời gian, đôi chó đá ở bên hông phủ không còn. Phủ thiêng nên trộm cắp cũng không dám bén mảng đến.
Con chó đá được chôn chìm dưới đất, dáng vẻ hiền lành, trước mặt có bát hương thờ. Những con chó chôn để canh cổng nhà người dân thường có dáng nhỏ hơn chó canh cổng đền, đình.
Đôi chó đá ở phía sau phủ to lớn, ngồi canh như ngăn chặn mọi tà ma, những điều xấu thâm nhập vào trong phủ.
Trước cổ chó đá được đeo lục lạc. Theo quan niệm của người xưa, chỉ những nhà quyền quý, làm quan, chó mới được dùng những đồ này.
Chó đá được đặt bát hương thờ cúng.
Đôi chó đá canh trước Lăng Mẫu (Thọ Xuân, Thanh Hóa) có kích thước lớn bằng người thật.
>> Xem thêm: Cách đặt tượng Chó theo phong thủy
Từ tục thờ tượng Chó của người Việt xưa cho thấy thần cẩu có ý nghĩa rất lớn trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Không phải ngẫu nhiên mà người ta thờ tượng chó và tôn sùng như một vị thánh bảo vệ ngôi làng, bảo vệ cho gia đình gia chủ mà trong thực tế tượng chó có tác dụng chấn yểm trừ tà, ngăn chặn kẻ xấu xâm nhập bảo vệ sự an toàn cũng như của cải vật chất trong nhà.
Theo Vnexpress